Bạc 925 – Những điều cần biết

Trước hết, bạc là một loại kim loại mềm, dẻo, dễ uốn (cứng hơn vàng một chút), có hóa trị một, để đúc tiền, có màu trắng bóng ánh kim nếu bề mặt có độ đánh bóng cao. Kim loại này được chọn vì vẻ đẹp của nó trong sản xuất đồ trang sức và đồ bạc.

1. Bạc 925 là gì?

Bạc 925 là một hợp kim của bạc, chứa 92.5% trọng lượng là bạc và 7.5% trọng lượng là kim loại khác – thường là đồng. Thường được gọi là bạc trang sức.

2. Vì sao lại dùng bạc 925, mà không dùng bạc nguyên chất?

Lý do vì bạc nguyên chất (tinh khiết 99.9% hay còn gọi là bạc ta) quá mềm để làm những đồ vật lớn. Do đó, bạc thường được kết hợp với đồng để tăng độ cứng, đồng thời dễ chế tác hơn và làm tăng vẻ đẹp của bạc.

Những kim loại khác có thể thay thế đồng, thường dùng để tăng những tính chất khác của hợp kim bạc. Ví dụ, như giảm những lỗ tổ ong (hay xuất hiện trên bạc nguyên chất), giảm sự biến màu của hợp kim bạc – đồng, giữ cho hợp kim sáng bóng lâu hơn.

Một số nguyên tố có thể thay cho đồng như kẽm, bạch kim thêm vào đó một chút silic, hoặc bo. Nhiều hợp kim chứa bạc đã xuất hiện trong những năm gần đây được pha trộn để có thể giảm sự đổi màu, giảm độ xỉn. Các nhà sản xuất bạc nhanh chóng đưa ra những loại hợp kim bạc mới với chất lượng ngày càng tăng. Dù sao cũng chưa có kim loại nào vượt hẳn lên để thay thế đồng trong hợp kim bạc-đồng, vốn được coi là chuẩn công nghiệp bạc.

3. Tác dụng của bạc?

Đầu tiên, bạc 925 vẫn có các tác dụng tốt cho sức khỏe con người giống bạc ta.

Tác dụng nổi bật nhất của bạc là kháng sinh và diệt trùng mà không để lại ảnh hưởng rõ ràng tới sức khỏe của con người. Nếu tác dụng của một loại kháng sinh bình thường chỉ có thể có tác dụng với sáu loại trùng bệnh thì bạc lại có thể tiêu diệt đến 650 loại.

“Đeo bạc tránh gió”, đó là câu nói của dân gian. Tuy nhiên, trên thực tế đeo bạc không giúp tránh gió nhưng lại có tác dụng hấp thụ độc tính H2S và SO2, sự biến sắc của bạc là một minh chứng cho điều đó. Khi gặp H2S và SO2, bạc sẽ phản ứng và xỉn màu.

Ngoài ra, theo những nghiên cứu gần đây, sữa mẹ để trong bình sữa tráng bạc lâu hỏng hơn là đựng trong đồ dùng thông thường.

Bạc 925 thường được gọi là bạc trang sức

Leave a Reply

Đánh giá*

Your email address will not be published. Required fields are marked *