Tha thứ bắt đầu bằng thái độ chấp nhận và học tập chứ không phải là lên án và tuyệt vọng. Bạn phải chọn lựa không lên án nhưng trân trọng tất cả để phát triển mình hơn.
Chẳng hạn, nếu bạn nhìn vào toàn bộ kinh nghiệm cuộc sống của con người từ lúc bé đến khi già, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng tất cả đều là con đường học tập. Tất cả chúng ta đều có những lúc phạm phải sai lầm. Và ý tưởng về sự hoàn hảo là không thể nào có được.
Bằng cách cho phép bản thân phạm phải sai lầm mà không phê phán rằng mình quá ngô nghê hay sai lầm, bạn vẫn hãy giữ một tình yêu với chính mình. Bạn nhận ra những sai lầm của mình chính là cơ hội để học hỏi thay vì là cơ hội phê phán hay ghét bỏ bản thân.
Bạn có thể nhìn lại những cảm giác tội lỗi, hối tiếc và thất vọng về những điều mình đã làm hay nói gì đó trong quá khứ không? Hay những gì bạn đã không nói hay làm? Với những hành vi mình đã hối tiếc, hãy bắt đầu tha thứ cho chính mình ngay từ bây giờ.
Hãy giữ một thái độ nhẹ nhàng khi tha thứ cho bản thân. Tất cả chúng ta có thể phạm phải nhiều sai lầm hơn. Như Henry Kissinger trong bản báo cáo với nhân viên:
“Chúng ta sẽ không phạm những sai lầm cũ nhưng sẽ phạm những sai lầm mới.” Đó là một câu nói triết lý hài hước.” “We’re not going to make the same old mistakes. We’re going to make new mistakes.” There is great wisdom in this humor.”
Với việc luyện tập tha thứ cho bản thân, bạn sẽ thay sự phê phán bằng thái độ trân trọng và từ đó sẽ hướng đến một nơi tự do, thanh thản và bình an nội tâm. Những cảm xúc tiêu cực sẽ giảm bớt và chấm dứt hẳn. Một cuộc sống tràn trề sức sống sẽ diễn ra từ việc khước từ sự lên án bản thân nhưng mở ra cuộc sống có mục đích và có ý nghĩa.
Bạn sẽ tha thứ cho bản thân mình điều gì?