Anh chị thân mến! Cuộc đời thật sự rất ngắn ngủi, hãy luôn yêu thương cha mẹ để không phải cảm thấy ân hận và nuối tiếc. Bởi tình cha con, mẫu tử là vô cùng thiêng liêng.
Thi rớt đại học tựa như đã thua cả một đời
Khi còn học phổ thông, tôi đã say mê văn học, toàn bộ đầu óc đều là giấc mơ được trở thành một nhà văn, khiến cho thành tích học tập xuống dốc không phanh, cuối cùng không thi được vào trường cao đẳng mà đã kết thúc cuộc sống nhà trường của tôi.
Bố tôi đối với chuyện tôi thi rớt, trong lòng vốn cánh cánh không vui, bây giờ lại thấy tôi chơi bời lêu lổng, việc gì cũng không làm, cả ngày chỉ biết núp trong phòng sách vùi đầu viết viết vẽ vẽ, không những không kiếm được tiền, trái lại cứ cách vài ngày lại chìa tay ra xin ông tiền mua bút, mua giấy, mua bìa thư và tem, thì càng thêm bất mãn.
Ông thường lạnh mặt trên bàn ăn nói bóng nói gió với tôi rằng: “Con trai của chú Lưu đến xưởng lắp ráp xe hơi làm thợ hàn, mỗi tháng kiếm được mấy trăm đồng cho gia đình cơ đấy!”.
“Nhị Bảo nhà bác Tôn đi làm việc ở Quảng Đông, năm nay đã về nhà xây cất nhà cửa cho gia đình rồi!”
Mỗi lần như vậy, mẹ luôn nhìn tôi thở dài không nói năng gì cả.
Nhà chúng tôi nằm ở chỗ giao giới giữa thành thị và nông thôn, gia cảnh vốn không khá giả gì, đến nay vẫn sống trong một gian nhà ngói thấp bé chật hẹp.
Cha tôi là một nông dân trồng rau, mẹ thì mỗi ngày đều đi qua các con phố ngõ hẻm để rao bán rau củ nhà chúng tôi tự trồng.
Thu nhập của mẹ chính là tất cả chi phí sinh hoạt của cả nhà chúng tôi, kinh tế gia đình túng quẫn thế nào không cần nghĩ cũng biết được rồi.
Bố đã đốt bỏ ước mơ của tôi, cả đời này tôi sẽ không tha thứ cho ông
Một ngày mùa hè, khi tôi đang miệt mài sáng tác, trong bữa cơm sáng, bố tôi nói với tôi rằng:
“Công việc trong vườn rau chỉ dựa vào một mình bố thì thật sự là lo không xuể, hôm nay con hãy giúp bố cuốc cỏ ở mấy bờ ruộng, giữa trưa mặt trời khá nắng, cỏ cuốc lên rồi bị nắng phơi sẽ chết khô ngay thôi!”.
Lúc này, một bộ tiểu thuyết dài tập của tôi đang viết hừng hực khí thế, đối với những lời của ông tôi như để ngoài tai, ăn cơm sáng xong, tôi không có đi theo ông ra vườn rau, mà một mình đi vào trong phòng sách của mình, đóng chặt cửa phòng, lại vùi đầu vào việc sáng tác.
Đang viết đang viết một cách chăm chú, đột nhiên cửa phòng “ầm” một tiếng bị đá mở tung ra, bố tôi nổi giận đùng đùng xông vào, một tay ôm lấy một chồng bản thảo của tôi trên bàn, rồi đi xuống nhà bếp.
Đợi đến khi tôi lấy lại tinh thần, vội vàng chạy xuống nhà bếp, thì thấy bản thảo mà tôi vất vả viết hơn một năm trời đã hóa thành tro bụi.
“Viết này, viết này, tao để cho mày viết”, bố tôi vẫn còn chưa hả giận, cầm lấy khúc cây lật tung đống tro giấy bị cháy một hồi, vừa giậm chân quát mắng tôi.
Tôi không nói bất cứ lời nào, đôi tay nắm chặt lại, hai mắt nảy lửa nhìn ông, ngay lúc đó tôi nghĩ nếu như ông ấy không phải là bố của tôi, thì tôi thật sự sẽ xông lên liều mạng với ông ấy.
“Nếu như mày vẫn còn viết tiếp nữa, thì hãy cút ra khỏi nhà này ngay”, bố tôi nói câu này xong liền vác cuốc đi ra khỏi cửa.
Tôi tựa người vào bức tường, cảm thấy khắp người không còn chút sức lực, miệng khóc không thành tiếng.
Tôi nằm trùm đầu trên giường suốt hai ngày hai đêm, sáng ngày thứ ba, tôi đem những quyển sách và giấy nháp trên bàn hết thảy bỏ vào trong ngăn kéo, sau đó vác cuốc, cùng với bố đi ra vườn rau.
Từ đó về sau, tôi cũng không gọi một tiếng bố trước mặt ông ấy nữa. Tôi nghĩ suốt một đời này đều sẽ không tha thứ cho ông, không bao giờ.
Ước mơ của tôi, tự mình tôi kiên trì
Bố tôi lại đề xuất bảo tôi đi xưởng sữa chữa xe hơi học tập kỹ thuật sửa xe, tôi không nói lời nào liền đi ngay.
Trong xưởng sửa chữa xe hơi, người thầy dạy tôi là một người đàn ông trên năm mươi tuổi, lôi thôi và rất hà khắc.
Kể từ đó, tôi đã trở thành một người học nghề trong xưởng sủa chữa xe hơi, mỗi ngày trời vừa tảng sáng đã ra ngoài đi làm, bảy, tám giờ tối mới vác tấm thân mệt mỏi dính đầy dầu nhớt trở về nhà.
Tôi không hề than mệt than khổ, thậm chí còn làm ra vẻ vô cùng hăng hái. Bố và mẹ nhìn thấy tôi thay đổi mau chóng như vậy, bất giác đều vui vẻ mỉm cười.
Nhưng mà, dưới dáng vẻ bề ngoài trông như nghe lời đó, vẫn còn ẩn giấu một trái tim không an phận!
Mỗi ngày sau khi tan ca trở về, ăn cơm tối xong tôi liền lên giường đi ngủ thật sớm. Nhưng khi ngủ đến mười hai giờ đêm, vào lúc đêm khuya vắng lặng, tôi liền lặng lẽ bò dậy, khẽ bật đèn lên, ngồi trên bàn lặng lẽ viết ra bản thảo mà ban ngày tôi đã suy nghĩ xong. Mãi đến khi trời gần sáng, tôi mới vội vàng lên giường chợp mắt một chút.
Bởi không có tiền để mua bìa thư và tem, tôi đã dùng giấy trắng tự làm ra một số bìa thư, cho những bản thảo đã viết xong vào trong đó, viết xong địa chỉ, sau đó để vào ngăn kéo khóa lại, đợi đến nửa năm sau, khi nhận được tiền lương rồi mới gửi đi.
Cứ như vậy, thần không biết, quỷ không hay mà đã thực hiện được mấy tháng, trong ngăn kéo đã đựng đầy bản thảo chưa gửi đi. Nhìn thấy tác phẩm đắc ý mà mình vất vả cực khổ viết ra, đừng nói là xuất bản, ngay cả gửi đi cũng khó càng thêm khó, cảm giác trong lòng thật sự là một lời khó nói hết được.
Chính ngay tại lúc này, trong lòng tôi lần đầu tiên cảm thấy bi quan vô vọng, một mạch ba đêm liền, tôi đều không lấy được tinh thần để ngồi dậy sáng tác.
Tem thư từ trên trời rơi xuống
Chập tối ngày thứ tư, khi tôi tan ca trở về nhà, vừa khéo mẹ cũng đang gánh rau về đến nhà.
“Con xem, đây là cái gì này?”. Còn cách một quãng rất xa, mẹ liền phấn khởi gọi tôi, trong tay còn đang vẫy vẫy một tờ giấy nhiều màu sắc. Tôi đến gần xem thử, a, đó không phải là giấy, mà là một bản tem chẵn, ngang mười cái dọc mười cái, vừa tròn một trăm cái.
Tôi một tay nắm lấy tay của mẹ, xúc động hỏi rằng: “Mẹ, mẹ ở đâu có được nhiều tem như vậy?”
Mẹ vừa thả gánh rau xuống vừa nói: “Trưa hôm nay, mẹ gánh rau đi ngang qua bưu điện, nhìn thấy trên mặt đất có một tờ giấy hoa bị gió thổi đi, khi thổi đến trước mặt mẹ, mẹ tiện tay nhặt lên xem thử, thì ra là một bản tem. Chỉ là phía sau đã bị dơ rồi, không biết có còn dùng được nữa không?”.
Tôi vui mừng đến nỗi suýt nhảy cẫng lên, vội vàng nói: “Dùng được, dùng được”. Nhìn thấy bộ dạng vui mừng của tôi, mẹ nhoẻn miệng cười. Buổi tôi, ăn cơm tối xong tôi liền đóng chặt cửa phòng, đem tất cả số bản thảo còn chưa gửi đi đều dán tem lên đó, hơn nữa trước lúc đi làm vào ngày hôm sau tôi đã bỏ toàn bộ vào trong thùng thư.
Còn số tem không có dùng hết tôi cẩn thận cất giữ chúng đi, để dành cho những lúc cần đến. Đã có tem rồi, chính là đã có hy vọng thành công. Buổi tối ngày thứ hai, tôi lại lặng lẽ bò ra khỏi giường…
Lúc đầu, bố đã đốt bỏ tác phẩm của tôi. Bây giờ tôi sẽ chứng minh năng lực của tôi cho ông thấy. Chính ngay lúc tôi học nghề sửa xe hơi được gần nửa năm, tôi bỗng nhận được một lá thư của một trang tạp chí nào đó của Quảng Đông gửi cho tôi, mở ra xem thử, bên trong là ba quyển tạp chí mới tinh, trên ba quyển tạp chí này đều có in tên của tôi!
Thì ra là một bộ bản thảo tiểu thuyết gần trăm nghìn chữ của tôi đã được trang tạp chí này đăng liên tục trong ba tuần. Mấy ngày sau, tôi đã nhận được hơn 4.400 đồng tiền nhuận bút.
Cầm những quyển sách và tiền nhuận bút như vậy, tôi không sao ngăn được nỗi xúc động, nước mắt trào ra như suối.
Buổi tối, bố đến phòng sách của tôi, mặt ông mỉm cười: “Sách đâu rồi? Hãy để bố đọc thử tác phẩm của con nào!”.
Tôi nhìn ông ấy một cái, nhớ đến bộ mặt đáng ghét khi ông đốt bỏ bản thảo của tôi vào nửa năm trước, ngọn lửa uất hận trong lòng bất giác dâng lên: “Con đã đem chúng cất rồi, mấy ngày nữa hãy xem”.
Nhìn thấy bộ dạng run run thất vọng của ông ấy khi đi ra khỏi phòng, trong lòng thôi cảm thấy thật hả hê sung sướng.
Từ đó về sau, bố tôi đã trở nên im lặng ít nói hẳn đi.
Tiếp sau đó, tôi lại thuận lợi đăng tải mấy bộ tiểu thuyết trên mấy trang tạp chí tương đối có sức ảnh hưởng.
Một năm sau, chủ biên của một tạp chí Quảng Đông liên tục đăng tải tiểu thuyết của tôi đã viết một lá thư cho tôi nói chỗ của họ thiếu một người chuyện phụ trách biên tập tiểu thuyết, hỏi tôi có đồng ý đến Quảng Đông làm việc không. Tôi không ngăn được sự vui mừng, vội vàng gọi điện thoại cho ông ấy tỏ ý nhận lời.
Đi Quảng Đông làm việc cần phải mang theo giấy chứng minh, nhà tôi có một két sắt nhỏ chuyên để dùng đựng các loại giấy tờ. Tôi tìm được két sắt nhỏ này dưới gầm tủ áo, lấy giấy chứng minh của tôi ra, lại vô tình phát hiện dưới đáy cùng còn có một tờ biên lai của bưu điện.
Tôi khẽ lấy cầm tờ biên lai đó ra, chỉ thấy trên đó viết rằng: Mua một trăm con tem. Trong chốc lát, tôi đã hiểu ra tất cả, nước mắt của tôi bỗng trào ra, không tự chủ được tôi đã chạy đến ôm chầm lấy mẹ lúc ấy đang nhóm lửa nấu cơm ở dưới bếp, nghẹn ngào khóc không thành tiếng…
Người cha đã từng cản trở ước mơ của tôi
Lần này, đã không thể nào ngăn cản tôi được nữa. Một ngày trước khi tôi rời khỏi nhà, bố tôi bỗng ngã bệnh. Mẹ khuyên tôi ở lại vài ngày đã rồi hãy đi, nhưng tôi suy nghĩ một hồi, cảm thấy vốn không cần thiết phải như vậy, liền dứt khoát mang theo hành lý, đáp chuyến xe lửa thẳng xuống miền nam.
Sau khi đến làm việc ở tòa soạn ở Quảng Đông đó, thỉnh thoảng tôi nhận được thư nhà mà mẹ tôi nhờ hàng xóm viết gửi đến, trong thư luôn đề cập đến bệnh tình của bố tôi, nói bệnh tình của ông ngày càng nghiêm trọng hơn. Mẹ dặn tôi hãy dành thời gian về nhà thăm ông ấy một lần, nhưng tôi luôn lấy cớ công việc quá bận không có thời gian để cự tuyệt. Có lẽ là mẹ thấy tôi làm đến quá đáng như vậy, vậy nên có một đoạn thời gian rất lâu không còn viết thư cho tôi nữa.
Có một ngày, tôi bỗng nhận được một bưu phẩm do mẹ gửi đến, mở ra xem thử thì bất giác chết lặng, trong bưu phẩm chính là bản thảo được xếp ngay ngắn gọn gàng, đó chính là bản thảo bộ tiểu thuyết dài tập ngày trước đã bị bố tôi đốt mất.
Tôi ngẩn người ra, đây rốt cuộc là chuyện thế nào nhỉ? Vội vàng mở lá thư được kẹp trong bưu phẩm, chăm chú đọc. Lá thư là mẹ nhờ người khác viết:
“Con à, mẹ biết con nhất định là rất hận bố con, hận ông ấy không nên phản đối chuyện con viết sách, hận ông ấy không nên nhẫn tâm đốt bỏ bản thảo mà con đã phải vất vả lắm mới viết được, phải vậy không? Thật ra bố con vốn không hề đốt bỏ bản thảo của con.
Hôm đó, sau khi ông ấy ôm đống bản thảo của con vào trong nhà bếp, liền giấu nó ở dưới đống rơm, tiện tay đốt bỏ một quyển sách vụn. Sở dĩ bố con làm như vậy, vốn là muốn con cắt đứt hy vọng với việc sáng tác, sau đó sẽ bảo con đi học lấy một cái nghề, dùng nó yên phận lập thân mà sống tạm qua ngày”.
Thì ra người đã luôn ủng hộ tôi chính là người bố mà tôi căm hận bấy lâu nay
“Con lại cứ mãi hiểu lầm bố con, bởi vì ông ấy còn hiểu rõ hơn ai hết, nghèo khổ như nhà chúng ta đây, một là không có tiền để trải đường, hai là không có quan hệ để mở đường, huống hồ chi con chỉ là một học sinh chỉ học hết phổ thông, muốn làm nhà văn, quả thật khó như lên trời vậy. Ông ấy nhìn thấy con lãng phí quá nhiều sức lực, lãng phí quá nhiều tuổi thanh xuân, chi bằng hãy một dao chặt cho đứt, để con đoạn đứt suy nghĩ này, cho nên bố con mới nhẫn tâm mà…
Về sau, bố con đã đọc hết bộ bản thảo mà ông ấy cất đi, rồi cũng cảm thấy không thua kém gì so với tiểu thuyết của những các nhà văn nổi tiếng khác. Ông ấy mới cảm thấy có lẽ bản thân ông ấy đã sai khi ngăn cản ước mơ của con. Ông ấy đã bắt đầu cảm thấy ân hận. Nhưng may mà thông qua quan sát cẩn thận, ông phát hiện rằng con vốn không thật sự từ bỏ việc sáng tác, mà lại vận dụng một phương thức kín đáo hơn để tiếp tục ước mơ của mình.
Ông ấy cảm thấy mừng thay cho con,cũng âm thầm ủng hộ con, chiếc đèn nơi bàn học của con quá tối, ông ấy đã không nói không rằng mà thay một bóng đèn đủ sáng cho con, tấm kiếng trong phòng đọc sách của con bị vỡ, buổi tối gió lạnh cứ tạt vào bàn đọc sách của con. Ông ấy đã âm thầm thay một tấm kiếng mới.
Mãi đến một ngày, ông ấy đã vô tình mở ra ngăn kéo mà con quên khóa lại, khi phát hiện bản thảo đó của con ở trong ngăn kéo vì thiếu con tem mà không cách nào gửi đi được, ông ấy liền bảo mẹ đi mua một trăm cái tem về cho con, số tiền mua tem đó là số tiền bố con buổi tối đi bắt lươn tích cóp được…”
Đọc xong lá thư, tôi gần như chết lặng, ôm lấy chồng bản thảo đó, thì ra người âm thầm giúp đỡ tôi lại là người bố mà tôi căm hận bấy lâu nay, vậy mà tôi lại trách lầm ông ấy, lòng tôi khẽ gọi một tiếng bố, nước mắt không sao ngăn lại được.
Ngày hôm sau, tôi liền xin nghỉ phép, mang theo chút hành lý giản đơn cùng với hai bình rượu mà bố tôi thích uống nhất, đón thẳng chuyến xe về nhà.
Khi tôi về đến nhà, bố tôi đã bệnh nặng không thể chữa được nữa, mấy ngày sau ông đã ra đi mãi mãi.
Quỳ trước linh vị của ông, tôi hổ thẹn gọi tiếng: “Bố ơi!, những giọt nước mắt ân hận cứ tuôn ra mãi…
Một đời này thật sự rất ngắn ngủi, những điều tiếc nuối luôn tràn ngập trong sinh mệnh của chúng ta!
Nếu như bạn không kịp nắm bắt, mỗi khi đêm khuya tịch lặng, đều sẽ cảm thấy ân hận!
Hãy yêu thương người nhà của mình! Và nhớ hãy cho đối phương biết được tình cảm mà bạn dành cho họ.
Nguồn: Interrnet