Rồi chúng ta sẽ về đâu khi mái nhà ấy không còn cha mẹ nữa, chúng ta sẽ “dưỡng thương” thế nào khi trở về mà không có ai mừng vui, rạng rỡ, chăm sóc ta như một đứa trẻ thơ?
Một ông lão tuổi ngoài 70 ở một mình tại New Jeasey, con trai ông – Vincent đã phạm tội và phải chịu án tù trong ngục. Ông sống rất cô đơn, vì thế ông muốn có một mảnh vườn cà chua để có thể hàng ngày chăm bẵm, vun xới. Có lẽ chỉ điều đó mới làm ông quên đi sự đơn độc trong ngôi nhà mình. Nhưng mảnh vườn quá cằn cỗi, mà sức ông đã già nên ông không thể nào xới đất lên và gieo hạt được.
Nghĩ đến những lúc Vincent còn ở nhà, ông liền viết một bức thư gửi con trai:
Vincent,
Cha muốn trồng một mảnh vườn cà chua nhưng đất cằn cỗi quá, cha không nghĩ mình có thể gieo hạt được. Sức cha đã yếu, cha cũng không còn có thể xới đất lên được nữa. Cha biết nếu con còn ở đây có lẽ cha sẽ không bao giờ phải lo về việc này, vì con sẽ luôn luôn giúp cha cày quốc, như trước kia con luôn luôn làm.
Thương con rất nhiều,
Papa.
Người con trai chỉ gửi lại một bức thư nhưng nội dung vô cùng hãi hùng:
Cha à, đừng bới đất khu vườn lên, con chôn xác người ở dưới đó!
Ngày hôm sau, một đội cảnh sát đến bao vây nhà ông lão vào lúc 4h sáng và xới tung mọi ngóc ngách khu vườn lên. Sau 3 tiếng tìm kiếm, họ không tìm được dấu vết nào nên đành xin lỗi ông lão và ra về.
Người con trai lại gửi thư lần nữa, lần này anh nói:
Cha à, giờ cha có thể gieo hạt được rồi đấy, con chỉ có thể giúp cha như thế này thôi
Thương cha rất nhiều,
Vincent”
…
Tôi vô tình đọc được câu chuyện này trong một buổi chiều muộn, và đó có lẽ là một trong những câu chuyện về gia đình hay nhất mà tôi từng được đọc qua. Với con cái, không có khoảng cách, thời gian hay không gian, khiến họ chần chừ khi giúp đỡ và yêu thương cha mẹ. Người con trai Vincent, dù đã phạm tội gì đi chăng nữa thì đối với cha mình, anh ấy vẫn là một người con hiếu thảo sâu sắc. Giữa bộn bề cuộc sống ngoài kia, có rất nhiều người cứ viện cớ này nọ để không quay về với cha mẹ, không chìa tay ra nâng đỡ cha mẹ lúc về già; thế nhưng Vincent, với tất cả tội lỗi anh đã phạm, vẫn cứ yêu thương cha theo cách của riêng mình. Tôi nghĩ hành động này của anh, thậm chí còn vượt cả một câu “Con thương cha mẹ” sáo rỗng mà không một cử chỉ yêu thương nào.
Với những người đi học, đi làm xa nhà, thì số lần gặp cha mẹ trong cuộc đời này chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Người chỉ về được dịp hè, người về được dịp Tết, thậm chí có người vài năm mới về một lần. Tôi đã từng đọc được ở đâu đó, có người nói rằng: “Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể còn sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt bố mẹ. Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp”. Rồi chúng ta sẽ về đâu khi mái nhà ấy không còn cha mẹ nữa, chúng ta sẽ “dưỡng thương” thế nào khi trở về mà không có ai mừng vui, rạng rỡ, chăm sóc ta như một đứa trẻ thơ?
Thế đấy, chúng ta luôn về nhà với một tâm trạng thất bại nhất. Hãy dành cho ba mẹ, những người đã cả đời hi sinh vì con cái những khoảng thời gian ý nghĩa, những chuyến trở về đầy bất ngờ và chẳng vì điều gì khác ngoài lí do “con nhớ nhà, con về chơi để ba mẹ đỡ buồn và gia đình mình sum họp”.
Con xin lỗi những con làm bố mẹ phiền lòng, con vô tâm, ích kỷ đã làm khổ bố mẹ rồi
Con xin lỗi những con làm bố mẹ phiền lòng, con vô tâm, ích kỷ đã làm khổ bố mẹ rồi