Khám phá lễ Nhập Trạch trong ngày tân gia

“An cư lập nghiệp” là một trong những quan niệm gắn liền cuộc đời một người Á Đông. Theo quan niệm thờ cúng hàng triệu năm, lễ Nhập Trạch cần được tiến hành trước khi vào nhà mới. Cần chuẩn bị Lễ Nhập Trạch ra sao, khấn như nào cho đúng? Mời các bạn cùng Blogtructuyen tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác hơn nhé.

Lễ Nhập Trạch là gì?

Với người Á Đông, sở hữu một căn nhà mới là cả một sự kiện trọng đại. Chính vì vậy mà các nghi lễ cúng bái cho việc xây cất nhà cũng rất được quan tâm.

Trước khi khởi công xây nhà, lễ Động Thổ được tiến hành. Gia chủ xin phép Thổ Công mảnh đất nhà mình được bắt đầu đào móng xây nhà. Tiếp đó, trước khi tiến hành lần đổ trần nhà đầu tiên, gia chủ sẽ làm lễ Cất Nóc. Cuối cùng, trước khi cả gia đình dọn về nhà mới, lễ Nhập Trạch sẽ được tiến hành.

Trước lễ Nhập Trạch cần chuẩn bị những gì?

Là một trong những phong tục lễ bái truyền thống, điều đầu tiên gia chủ cần làm là tìm đến thầy phong thủy uy tín để chọn ngày lành tháng tốt. Thầy phong thủy sẽ giúp gia chủ lựa chọn được thời gian làm lễ thích hợp.

Kế đến, gia chủ cùng gia đình sẽ chuẩn bị đồ vàng mã, hoa quả, bánh trái cũng như nguyên liệu làm mâm cỗ dâng lên thần thánh, tổ tiên.

Tùy theo quan niệm, điều kiện của từng nhà mà đồ lễ cúng có thể thay đổi. Chúng tôi xin phép được nên những mục cơ bản nhất mà gia đình nào cũng nên chuẩn bị.

Đồ cúng lễ cần:

– 1 mâm ngũ quả (5 loại trái cây bất kỳ)

– Hoa tươi

– Hương, nhang

– 1 cặp nến

– trầu cau

– mâm cỗ mặn thịnh soạn kèm rượu cúng Táo Quân, Thổ Thần, Gia Tiên.

Lễ Nhập Trạch diễn ra ra sao?

Gia chủ có thể mời thầy cúng đến làm lễ nếu chưa có kinh nghiệm. Nếu đã có tìm hiểu về các bài khấn, gia chủ có thể tự làm lễ Nhập Trạch cho gia đình.

Văn khấn lễ Nhập Trạch xem thêm tại: https://blog.quatructuyen.com/van-khan-le-nhap-trach-vao-nha-moi-mam-com-cung-day-dan.html

Sau khi khấn cúng xong xuôi, gia chủ cùng gia đình hóa vàng mã, rải muối gạo trước cửa nhà và bắt đầu nhập trạch. Gia chủ là người đầu tiên bước vào nhà, các thành viên khác theo sau. Các thành viên nên cầm tiền vàng hoặc vật tượng trưng phát đạt, tài lộc vào nhà, tránh vào nhà tay không.

Tùy theo điều kiện mỗi gia đình mà sau lễ Nhập Trạch sẽ có bữa cơm thân mật với họ hàng hoặc chiêu đãi khách tiệc tân gia lớn. Khách được mời đến ăn cơm tân gia sẽ đem theo món quà cùng những lời chúc tốt đẹp đến gia đình gia chủ.

Trên đây chúng tôi đã đưa đến bạn những thông tin cơ bản nhất về lễ Nhập Trạch. Tùy theo từng vùng miền mà lễ tân gia sẽ có nét đặc trưng riêng. Hy vọng qua đây, các bạn sẽ tìm thấy cho mình những thông tin hữu ích cho mình nhé!