Đã bao lần ta nói “khó” và khẳng định không làm được.
Nhưng mong muốn của ta đã đủ chưa?
Đứng trước thử thách mà mình nghĩ mình cần phải vượt qua. Thay vì nói khó hãy tự hỏi: bằng cách nào?
Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, dù nó ở bất kì lĩnh vực nào, chắc chắn sẽ có con đường để đi. Hãy tự hỏi bản thân: Mình có thực sự nguyện ý làm điều đó hay không. Nếu câu trả lời là có, hãy ghi nhớ câu chuyện này. Nó giúp bạn kiên cường hơn khi biết rằng “nhất định ở phía trước có con đường”
Vào đêm 13 tháng 11 năm 1953, tại một trạm cứu hỏa ở Copenhaghen, thủ đô Đan Mạch, Eric, một lính cứu hỏa trẻ tuổi nhận được một cuộc điện thoại cầu cứu trong ca trực. Tuy nhiên, anh không hề biết rằng nó sẽ đánh thức cả thủ đô đêm đó.
“Xin chào, chúng tôi là đội cứu hỏa, xin hãy nói”.
Thoạt đầu, không có câu trả lời nào ở đầu dây bên kia. Tuy nhiên, Eric có thể nghe thấy một tiếng thở nặng nề. Đột nhiên, một giọng phụ nữ cất lên:
“Xin hãy giúp tôi”! Tôi không thể đứng lên, tôi đang chảy máu, làm ơn”.
“Đừng lo thưa bà” Eric trả lời và nhanh chóng hỏi thêm thông tin: “Bà đang ở đâu? Chúng tôi sẽ đến ngay”.
“Tôi không biết nữa”.
“… Vậy có phải bà đang ở nhà không?”
“Hình như là vậy, tôi nghĩ rằng mình đang ở nhà”
“Bà có biết nhà mình ở phố nào không?”
“Tôi không biết, tôi cảm thấy choáng và đang chảy máu”.
“Vậy ít nhất xin hãy cho tôi biết tên của bà.”
“Tôi không nhớ, tôi bị đánh vào đầu”.
Eric nhanh chóng dùng một chiếc điện thoại khác để gọi cho công ty điện thoại. Người bắt máy là một người đàn ông lớn tuổi.
“Xin lỗi, phiền ông giúp tôi tra thông tin của số điện thoại hiện đang gọi đến sở cứu hỏa ngay lúc này được không?”
“Tôi rất tiếc, tôi không thể, tôi chỉ là một người bảo vệ đêm. Tôi không hiểu chút nào công việc ở đây. Hơn thế nữa, hôm nay là thứ 7 nên không có ai trực ở văn phòng cả”.
Eric gác máy, anh đã tìm ra một phương án khác. Anh tiếp tục hỏi người phụ nữ:
“Làm sao bà tìm được số điện thoại này, thưa bà?”
“Số điện thoại được lưu trong điện thoại này, tôi đã vô tình tìm thấy khi cảm giác mình bị đánh và tôi đã gọi cho anh”.
“Vậy, xin hãy nhìn vào điện thoại, bà có nhìn thấy số điện thoại nhà mình trên đó?”
“Không, không có dãy số nào cả, xin hãy đến nhanh lên được không”. Giọng nói của người phụ nữ đang yếu dần, gần như sẽ nhanh chóng ngất đi.
“Xin hãy cho tôi biết bà nhìn thấy gì ở xung quanh?”
“Tôi nhìn thấy một chiếc cửa sổ, bên ngoài là đường phố và có đèn đường”.
“Tốt, vậy chiếc cửa sổ trông như thế nào? Nó hình vuông đúng không?” Eric tiếp tục hỏi.
“Không, nó hình chữ nhật”.
Eric vẫn giữ kết nối với người phụ nữ từ câu hỏi cuối đến giờ. Lúc ấy, người phụ nữ đã không còn nói được, nhưng Eric vẫn có thể nghe thấy tiếng thở yếu ớt.
Cùng đội trưởng ngồi trên một trong 20 chiếc xe cứu hỏa, Erci chăm chú lắng nghe những tiếng động ở đầu giây bên kia.
“Anh đã nghe thấy gì chưa?”, đội trưởng hỏi.
“Thưa chưa”.
10 phút sau khi xuất phát, Erci reo lên: “Tôi đã nghe thấy tiếng còi cứu hỏa trong điện thoại”.
Hóa ra, đêm đó 20 chiếc xe cứu hỏa được cử đi các nẻo của Copenhaghen chính là cách mà Eric đã tìm ra để xác định được vị trí của người phụ nữ bất hạnh, đang nằm một mình với vết thương trên đầu đang chảy máu.
Đội trưởng nhanh chóng thông báo qua bộ đàm: “Xe số 1 tắt còi”.
“Tôi vẫn nghe thấy tiếng xe”, chàng lính cứu hỏa trẻ tuổi nhanh chóng thông báo.
Đội trưởng tiếp tục ra lệnh cho các xe cứu hỏa tiếp theo tắt còi. Đến xe thứ 12 thì tiếng còi cứu hỏa trong điện thoại cũng tắt. Eric thông báo tình hình. Vậy là xe 12 đang đi qua khu nhà của người phụ nữ. Ngay lập tức đội trưởng yêu cầu xe số 12 bật còi trở lại.
“Tôi đã nghe thấy tiếng còi một lần nữa. Nhưng nó càng ngày càng nhỏ đi”
“Xe 12 lập tức quay lại”, đội trưởng hạ lệnh.
“Chúng ta đang tiến đến ngần hơn nhà của người phụ nữ ấy, tiếng còi ngày một to hơn, tôi nghĩ chúng ta đã đi dúng hướng”. Eric thông báo, trong tay vẫn giữ nguyên chiếc điện thoại.
“Xe số 12 xin hãy tìm ngay cửa sổ còn đèn đang bật”, chàng lính cứu hỏa tiếp tục chỉ dẫn.
Những có hàng trăm cửa sổ sáng đèn ở khu nhà của người phụ nữ này. Eric nhanh chóng nói qua điện thoại. Chiếc điện thoại được đặt sát canh loa phóng thanh để mọi người trong tòa nhà đều có thể nghe thấy:
“Người dân của thủ đô Copenhaghen, xin hãy giúp đỡ chúng tôi tìm một người phụ nữ đang gặp nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi chỉ biết bà ấy đang ở trong một căn hộ sáng đèn. Xin mọi người hãy tắt hết đèn trong nhà mình để chúng tôi có thể xác định được vị trí của bà ấy”.
Ngay lập tức, giữa bóng tối của một đêm tháng 11, xe số 12 đã tìm thấy chiếc cửa sổ duy nhất còn sáng đèn. Họ đã tìm ra bà ấy.
Qua chiếc điện thoại, Eric có thể nghe thấy tiếng của đội cứu hỏa đang tiến vào ngôi nhà. Một đồng nghiệp của anh ở xe 12 thông báo:“Người phụ nữ đã mất ý thức; tuy nhiên bà ấy vẫn còn thở, dù khá yếu. Chúng tôi sẽ lập tức đưa bà ấy đến bệnh viện, tôi nghĩ bà ấy sẽ được cứu”.
Helen là tên người phụ nữ không may mắn bị đánh ngất đi trong câu chuyện và bà đã thực sự được cứu sống. Sau khi được điều trị và chăm sóc trong bệnh viện, một vài tuần sau bà đã hoàn toàn lấy lại được trí nhớ của mình.
Đêm ấy, với quyết định táo bạo của Eric, sự đồng lòng của đội cứu hỏa và tấm lòng của những người dân thủ đô Copenhaghen, một sinh mệnh quý giá đã được giữ lại với cuộc đời.
Suy ngẫm:
Trong cuộc sống này, rất nhiều lúc chúng ta muốn lựa chọn sự từ bỏ, bởi nó dễ dàng hơn, tốn ít sức lực và mất mát ít hơn. Tuy nhiên, khi quyết định từ bỏ, có bao giờ bạn nghĩ đến câu hỏi: “Chúng ta sống vì điều gì?”. Nếu chúng ta lúc nào cũng bỏ cuộc, cuộc đời sẽ đi đến đâu? Hơn thế nữa, con người không bao giờ sống một mình, quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến nhiều người khác. Vậy, bỏ cuộc có phải là một lựa chọn thích đáng?
Eric hoàn toàn có thể bỏ cuộc ngay sau khi nhận được những thông tin quá mù mờ mà nạn nhân cung cấp. Nhưng anh đã không làm vậy. Đội trưởng của anh, một người có kinh nghiệm hơn cũng nghĩ rằng trong trường hợp hiểm nghèo này, bỏ cuộc là lựa chọn đúng và không ai có thể trách họ. Nhưng sự sống và lời cầu cứu của nạn nhân không cho phép Eric làm như vậy. Thay vì buông xuôi, anh chọn tin rằng “nhất định anh sẽ tìm thấy người phụ nữ ấy”.
Niềm tin mạnh mẽ này đã thúc đẩy anh tìm mọi cách, trân trọng những thông tin dù là nhỏ nhất mà họ có được. Niềm tin chắc chắn ấy đã giúp anh và đồng nghiệp biến nhiệm vụ bất khả thi thành khả thi.
Sưu tầm