Có mấy học sinh đi thăm thầy giáo già đề xuất một câu hỏi: “Có người nói xứ sở chúng ta là một sa mạc văn hoá, thầy thấy như thế nào?”
“Các em không thấy các quốc gia Ả Rập đó sao? Cái họ có cũng chỉ la sa mạc mêng mông, nhưng họ có thể trở nên giàu có sung túc như vậy vì học thăm dò xuống lòng đất, mà ở dưới đó thì ẩn chứa dầu hỏa hết sức phong phú! Ngược lại nếu họ chỉ biết than thở sa mạc cằn cỗi trước mặt mà không chịu đi khai quật lòng đất, thì mãi mãi chỉ nghèo khổ mà thôi”. Vị giáo sư trịnh trọng nói: “Cũng lý lẽ như thế, tuy chúng ta gặp phải một sa mạc văn hoá, nhưng chỉ cần truy tìm bên dưới, thì sẽ phát hiện người xưa để lại cho chúng ta cả một di sản phong phú, mà trở thành vùng đất văn hoá sung túc nhất. Đương nhiên dầu hoả cần trài qua sự chiết lọc của khoa học hiện đại mới có thể sử dụng, di sản văn hoá người xưa cũng phải do chúng ta chỉnh lý thì mới có thể phát huy rực rỡ”.
“Đứng ở trên kho tàng vô tận, lại oán thán bản thân khốn cùng, chúng ta thật quá ngu muội”. Các học sinh chợt hiểu ra vấn đề.