Cháu đi đôi giầy vải lớn gấp đôi chân cháu và mặc cái quần rách bươm ở phần đầu gối. Daniel- tên tôi gọi cháu, dù đó không phải là tên thật của cháu- đã đến trường trong bề ngoài không mấy tề chỉnh ấy. (Ngôi trường thì ở trong 1 làng bên hồ, hồ được biết đến bởi sự cổ kính từ tiền tài đến những căn nhà kiểu thuộc địa với những hộp thư bằng thau). Cháu bảo tôi là ngôi trường mới của cháu ở quận bên. Cháu nóinhư chuyện thường ngày là:Gia đình cháu đến đấy hái trái thuê theo vụ.
Tôi nghĩ là cậu bé quần áo xộc xệch nhưng lại có vẻ thân thiện, môi luôn mỉm cười, xuất thân từ 1 gia đình sống kiểu lưu lạc đường phố làm thuê theo vụ ấy đã không hề biết là mình mới nhập vào 1 lớp toàn những trẻ cùng lứa 10 tuổi như mình, nhưng lại chẳng hề biết đến mặc quần rách bao giờ cả và nếu như chú có nhận ra mình đang bị dè bỉu thì chú cũng không hề lộ ra là mình biết. Hai mươi lăm cặp mắt chăm chăm ngó Daniel vẻ nghi ngờ cho đến giờ chơi banh vào buổi học ban chiều, khi chú bé thắng trái đầu tiên thì ban “chức sắc” của lớp 202 mới có chút nể vì.
Người chơi kế tiếp là Charles. Charles là đứa bé mập nhất lớp và cũng ít hoạt động thể thao nhất. Sau khi Charles đánh hụt trái banh tới lần thứ hai, trước sự rền rĩ than vãn và những đôi mắt trợn ngược lên vì thất vọng của các bạn cùng đội, Daniel đã chạy lên đứng cạnh Charles và nhẹ nhàng bảo bạn:
– Kệ tụi nó, nhóc! Bồ đánh được mà.
Charles được động viên nên tươi hẳn nét mặt, mỉm cười và đánh banh thành công. Và cũng chính lúc đó qua sự bất cần đẳng cấp xã hội trong môi trường thù nghịch mà mình vừa bước vào, Daniel đã dịu dàng bắt đầu thay đổi mọi việc và cả chúng tôi nữa. Đến cuối mùa thu thì tất cả chúng tôi đều quây quanh trung tâm là Daniel. Em dạy cho chúng tôi đủ loại bài học như làm thế nào nhận ra trái chín trước khi ăn nó? Làm thế nào đối xử đúng với mọi người?- Ngay cả với Charles- và nhất là đối với Charles. Em chẳng bao giờ gọi chúng tôi bằng tên mà luôn là “cô” dành cho tôi và “nhóc” dành cho các bạn cùng lớp.
Vào trước ngày nghỉ lễ Giáng sinh, các bạn học sinh luôn mang quà đến tặng tôi, vậy là ở lớp lại diễn ra việc mở các hộp quà thông thường từ các cửa hàng: nước hoa hay là khăn choàng đắt tiền, đi kèm với lời cám ơn của tôi.
Chiều hôm đó, Daniel đến bên bàn tôi và cúi đầu ghé vào tai tôi bảo nhỏ vẻ mặt em vẫn bình thường không lộ chút xúc động nào:
– Những hộp để xếp trái cây hái trong vụ mùa đã được đưa đến tối qua. Gia đình em đã xong việc ở đây. Ngày mai nhà em lại lên đường đi nơi khác.
Nghe hiểu ra, mắt tôi nhòa lệ. Cháu thì khỏa lấp nỗi im lặng ngượng ngập bằng cách kể chuyện mình sẽ di chuyển ra sao. Rồi thì, trong lúc tôi cố lấy vẻ bình thản trở lại, cháu rút từ trong túi ra 1 viên đá màu xám. Vẻ thản nhiên và phong cách thật sang, Daniel lịch sự nhẹ nhàng đặt viên đá lên bàn tôi Tôi cảm nhận đây là 1 món quà đặc biệt nhưng vì quen với các món quà thông lệ như nước hoa, khăn choàng nên tôi nín lặng không nói ra lời, khốn khổ vì không kịp chuẩn bị. Cháu nhìn vào mắt tôi mà bảo:
– Em tặng cô đó. Em đã mài nó rất kỹ.
Tôi không bao giờ quên cái khoảnh khắc đó. Kể từ đó bao năm tháng đã trôi qua. Mỗi Giáng Sinh con gái tôi lại bảo tôi kể lại chuyện ấy. Và chuyện luôn được bắt đầu sau khi bé cầm lấy viên đá nhỏ được mài để trên bàn tôi rồi ngồi vào lòng tôi. Lời nói đầu bao giờ cũng là: “Lần cuối cùng mà mẹ thấy Daniel là lúc anh ấy tặng mẹ viên đá nầy và kể cho mẹ nghe là những thùng xếp trái cây đã được giao. Chuyện nầy xảy ra trước khi con được sinh. Và tôi kết thúc câu chuyện bằng:”Bây giờ thì anh ấy đã lớn rồi”. Rồi hai mẹ con tôi tự hỏi không biết giờ nầy Daniel đã ra sao rồi. Con gái tôi bảo:
– Con cá là anh ấy đã nên người.
Rồi cháu kết luận:
– Hết chuyện!
Tôi hiểu rằng cái mà con gái tôi muốn nghe đó là 1 câu chuyện về tình thương yêu và chăm sóc mà 1 cô giáo đã học được từ 1 em học sinh chỉ là 1 chú bé không có gì- nhưng thật ra là có tất cả để trao tặng. 1 chú bé sống ngoài khuôn khổ của đời sống nghèo khó của những gia đình làm thuê mướn theo vụ mùa. Tôi đưa tay sờ viên đá, nhớ đến chú bé và nhẹ nhàng chào em: “Chào nhóc! Cô đây! Cô mong là em không còn kiếm sống bằng việc làm thuê hái trái bỏ hộp nữa. Và chúc Giáng sinh vui vẻ cho dù em đang ở đâu đi nữa”.