“Nó là bạn cháu!” – Câu trả lời đầy cảm động khiến ta tự hỏi: Liệu rằng trong cuộc sống này có còn những tình bạn như thế, một tình bạn vượt qua cả ranh giới giữa sự sống và cái chết?
Tôi nghe câu chuyện này ở Việt Nam và người ta bảo đó là sự thật. Tôi không biết điều đó có thật hay không nhưng tôi biết có nhiều điều kì lạ hơn như thế đã xảy ra ở đất nước này.
John Mansur
Cho dù đã được định trước , những khối bêtông vẫn rơi xuống trại trẻ mồ côi trong một ngôi làng nhỏ. Một . hai đứa trẻ chết ngay lập tức. Rất nhiều em khác bị thương , trong đó có một bé gái khoảng tám tuổi.
Dân làng liên lạc với quân dội Hoa Kỳ yêu cầu giúp đỡ về mặt y tế. Cuối cùng , một bác sĩ và một y tá người Mỹ mang dụng cụ đến. Họ nói rằng bé gái bị thương rá? nặng, nếu không xử lí kịp thời nó sẽ chết vì mất máu.
Phải truyền máu ngay, một cuộc thử nghiệm nhanh cho thấy không ai trong số hai người Mỹ có cùng nhóm máu đó, nhưng đại đa số các đứa trẻ trong trại trẻ mô côi lại có.
Người bác sĩ biết vài tiếng Việt lơ lớ, còn cô y tá thì biết chút tiếng Pháp lõm bõm. Họ kết hợp với nhau và dùng điệu bộ, cử chỉ để giải thích cho bọn trẻ đang sợ hãi rằng nếu không kịp thời truyền máu cho bé gái thì chắc chắn nó sẽ chết. Vì vậy họ hỏi có em nào tình nguyện cho máu không.
Ðáp lại lời yêu cầu là sự im lặng cùng với những đôi mắt mở to. Một vài giây trôi qua, một cánh tay chậm chạp, run rẩy giơ lên, hạ xuống, rồi lại giơ lên.
“Ồ, cảm ơn, cháu tên là gì ?”-cô y tá hỏi bằng tiếng Pháp.
“Hân ạ”-cậu bé trả lời.
Họ nhanh chóng đặt Hân lên cáng, xoa cồn lên cách tay và cho kim vào tĩnh mạch. Hân nằm im không nói một lời nào.
Một lát sau, cậu bé nấc lên nhưng lại nhanh chóng lấy cánh tay còn lại che mặt. Ngườ Bác sĩ hỏi:”Có đau lắm không Hân ?”. Hân lắc đầu nhưng chỉ vài giây sau lại có vài tiếng nấc. Một lần nũa cậu bé cố chứng tỏ là mình không khóc. Bác sĩ hỏi kim có làm cho cậu đau không, nhưng cậu bé lại lắc đầu.
Bây giờ thì những tiếng nấc cách quãng nhường chỗ cho tiếng khóc thầm, đều đều. Mắt nhắm nghiệm lại, cậu bé đặt nguyên cả nắm tay vào miệng để ngăn không cho những tiếng nấc thoát ra.
Các nhân viên y tế tỏ ra lo lắng. Rõ ràng là có điều gì không ổn rồi. Vừa lúc đó có một y tá người Việt đến. Thấy rõ vẻ căng thẳng trên gương mặt cậu bé, chị nhanh chóng nói chuyện với nó, nghe nó hỏi và trả lời bằng một giọng hết sức dịu dàng.
Sau một lúc, cậu bé ngừng khóc và nhìn chị y tá bằng ánh mắt hoài nghi. Chị y tá gật đầu. Cậu ta nhanh chóng trở nên nhẹ nhõm.
Chị y tá khẽ giải thích với những người Mỹ :”Cậu bé cứ nghĩ là mình sắp chết. Nó hiểu nhầm. Nó nghĩ các vị bảo nó cho hết máu để cứu sống cô bé kia”.
“Thế tại sao nó lại tự nguyện cho máu ?”-người y tá lục quân hỏi.
Chị y tá người Việt hỏi lại cậu bé và nhận được câu trả lời hết sức đơn giản: “Vì nó là bạn cháu “.